Lấy thường trú nhân (PR) Úc – Du học sinh cần lưu ý gì?

Lấy thường trú nhân (PR) Úc – Du học sinh cần lưu ý gì?

Sau thời gian học tập và quen với nhịp sống  tại xứ sở kangaroo, nhiều du học sinh Việt Nam mong muốn được tiếp tục sinh sống, làm việc và xây dựng cuộc sống mới tại đây, tiến tới nhập tịch Úc. Tuy nhiên, điều này có dễ dàng thực hiện?

Thống kê cho thấy, mỗi năm chỉ có khoảng 16% tổng số du học sinh được cấp PR Úc. Bên cạnh đó, số lượng du học sinh tiếp tục ở lại Úc để học tập, làm việc dưới diện thị thực tạm càng ngày càng tăng, chưa kể đến số lượng thị thực cấp cho lao động có chuyên môn cao, lao động trong các lĩnh vực tối thiết của Úc, dẫn đến độ cạnh tranh lớn đối với việc lấy PR Úc. Vậy du học sinh Việt Nam sẽ cần chuẩn bị những gì trên chặng đường chông gai để chinh phục đỉnh Olym-PR Úc?

Hiểu rõ về hệ thống xét thường trú nhân & luật di trú Úc

Để chinh phục tấm thẻ PR Úc quyền lực, du học sinh cần tìm hiểu về luật di trú và hệ thống xét duyệt thường trú nhân Úc càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, du học sinh nên chia sẻ mong muốn của mình với các chuyên gia tư vấn di trú (thường sẽ được giới thiệu bởi các agency – cơ sở tư vấn du học, hoặc hoạt động độc lập) để có thể xác định lĩnh vực học tập, khu vực học tập phù hợp, với lý do một số ngành học và khu vực học tập, làm việc sẽ được chính phủ Úc ưu tiên hồ sơ – VD: Hiện nay, Úc thiết lập một loại thị thực thường trú riêng cho những người làm việc tại khu vực regional – vùng miền Úc.

Lưu ý về hệ thống xét PR Úc: Đơn xin thường trú tại Úc sẽ được xếp loại theo hệ thống tính điểm, trong đó hồ sơ ứng viên sẽ được xét dựa trên các tiêu chí nhất định, bao gồm:
– Tuổi tác
– Trình độ học vấn
– Trình độ thông thạo tiếng Anh
– Kinh nghiệm làm việc
– Kỹ năng của vợ/chồng

Nếu muốn “săn” PR ngay sau khi học xong, du học sinh nên lưu ý dành thời gian làm đẹp hồ sơ, nâng thang điểm di trú thông qua cách nâng cao tiếng Anh, kinh nghiệm làm việc, hoặc chọn khóa học, ngành nghề mà Úc đang ưu tiên.

Tìm hiểu về 6 đặc quyền của PR Úc tại đây

Lựa chọn 1 lộ trình phù hợp để tiến tới lấy PR Úc

Dưới đây là giới thiệu tổng quan về 3 lộ trình phổ biến nhất được sinh viên sử dụng để sở hữu thị thực thường trú tại Úc:
(1) Xin thị thực làm việc sau khi tốt nghiệp – tác dụng như thị thực bắc cầu để được tiếp tục ở lại, tích lũy kinh nghiệm và gia tăng điểm di trú, từ đó được nhận thị thực thường trú Úc
(2) Nộp đơn xin định cư theo diện tay nghề cao
(3) Thị thực do nhà tuyển dụng tài trợ

(1) Visa làm việc sau tốt nghiệp

Visa làm việc sau tốt nghiệp – Temporary Graduate visa (subclass 485), là con đường phổ biến tiến tới lấy PR đối với đa số du học sinh, cho phép du học sinh sau tốt nghiệp được ở lại làm việc tới 4 năm tại Úc dưới diện thị thực tạm để tích lũy thêm kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội được chủ lao động bảo lãnh, tăng điểm hồ sơ xin thị thực thường trú Úc.

Visa này bao gồm các nhánh:
– Graduate Work stream (nhánh dành cho du học sinh mới được cấp chứng chỉ/bằng cấp thuộc danh sách ngành/lĩnh vực cụ thể Úc đang cần) – thời gian ở lại lên đến 18 tháng
– Post-Study Work stream (nhánh dành cho du học sinh tốt nghiệp tại Úc) – thời gian ở lại từ 2 – 4 năm
– Second Post-Study Work stream (các ứng viên đã có post study visa, khi tốt nghiệp từ trường Úc thuộc khu vực regional sẽ được nộp hồ sơ xin thị thực này)
– Replacement stream (nhánh dành cho ứng viên đã có thị thực 485, nhưng bị ảnh hưởng bởi COVID)

Lợi thế của Visa 485:
– Cho phép ứng viên ở lại và làm việc tại Úc  Thời gian lên đến 4 năm
– Có thể mang theo cả gia đình
– Vợ/chồng được phép làm việc tại Úc
– Cơ hội trở thành thường trú nhân Úc thông qua hồ sơ xin thị thực subclass 189 hoặc 190

(2) Nộp đơn xin thị thực thường trú theo diện tay nghề cao 

Để được cấp thẳng PR (thị thực thường trú nhân) theo diện tay nghề cao, ứng viên cần đạt số điểm nhất định trong bài đánh giá tay nghề. Đây là con đường phổ biến cho những sinh viên đã tích lũy đủ kinh nghiệm và có bằng cấp phù hợp. Đọc thêm về các thị thực thường trú cấp cho ứng viên có tay nghề cao tại đây

(3) Thị thực do nhà tuyển dụng tài trợ

Đây là một cách phổ biến khác để xin thị thực dài hạn. Nhiều ứng viên không thể đáp ứng các yêu cầu nhập cư có tay nghề sẽ nộp đơn xin thị thực do nhà tuyển dụng tài trợ. Đối với loại thị thực này, trước tiên ứng viên phải có được thị thực tạm thời (Thị thực dành cho các ngành nghề khan hiếm nhân lực – TSS subclass 482), làm việc cho một chủ lao động Úc trong ít nhất 2 năm và sau đó nộp đơn xin thị thực thường trú thông qua thị thực subclass 186.

Ứng viên cũng lưu ý, do luật di trú Úc thường được cập nhật dựa trên nhu cầu của kinh tế và các chủ trương của chính phủ Úc, chính vì vậy, ứng viên cần theo dõi thường xuyên những chính sách di trú mới để có chiến lược hồ sơ phù hợp. Tại EZ, đội ngũ xử lý hồ sơ chuyên nghiệp sẽ đảm bảo ứng viên luôn được cập nhật các chính sách di trú liên quan, để tăng tiềm năng thành công cho hồ sơ ứng viên.

Để được tư vấn tận tình về cơ hội du học – tiến tới định cư Úc, vui lòng gọi hotline 0868 72 52 32 hoặc email director@ezimm.vn.

Thỏa mãn ước mơ bay xa cùng EZ IMMI

Liên hệ EZ để được đánh giá hồ sơ miễn phí

Chân thành cảm ơn EZ IMMI đã hỗ trợ chúng tôi vói quá trình di trú. Sự am hiểu và tận tâm của đội ngũ đã làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng và thuận lợi. Gia đình tôi hạnh phúc và biết ơn vì đã chọn EZ IMMI!

Bùi Ngọc Hiền
Úc | Thị thực du học (subclass 500)

Hãy để EZ IMMI giúp bạn thỏa ước mơ bay xa!